Bản phối mùa hè kín hở của sao Việt với blazer dáng ngắn, phom rộng cá tính
Kết luận hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương, đánh giá cao các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 40; nhấn mạnh thành công của các hoạt động tết Nguyên đán là điểm khởi đầu thuận lợi cho một năm mới tràn đầy thành công của đất nước.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng lưu ý một số vấn đề cần đánh giá, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Cụ thể là phát huy những hiệu ứng tích cực của Nghị định 168, cần tiếp tục tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hình thành ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông.Đồng thời, tiếp tục tăng cường tấn công trấn áp tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, tội phạm lợi dụng lễ hội để hoạt động, không để tội phạm hoạt động phức tạp trở lại sau tết Nguyên đán; đánh giá tổng thể về nhu cầu tiêu dùng, sức mua dịp tết của người dân để có các giải pháp điều hành sản xuất, định hướng thị trường, "kích cầu" tiêu dùng trong nước...Về những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, cơ bản thống nhất với 9 nhóm nhiệm vụ đã đề ra, Tổng Bí thư yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bắt tay ngay vào công việc sau nghỉ tết, không để xảy ra tình trạng ăn tết kéo dài, lơ là công việc; tổ chức các lễ hội đầu năm bảo đảm an toàn, tiết kiệm, xử lý nghiêm các hình thức lợi dụng, biến tướng.Các ban, bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai Kết luận số 121 ngày 24.1 của T.Ư về tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, bảo đảm các cơ quan sau khi sắp xếp đi vào hoạt động ngay, không gián đoạn, không bỏ sót nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy.Tổng Bí thư đề nghị chuẩn bị chu đáo các nội dung kỳ họp Quốc hội tháng 2, nhất là những nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế. Cùng đó, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, nhất là các nhiệm vụ phải hoàn thành trong quý 1/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu quyết tâm thực hiện quyết liệt các chủ trương, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm 2025, tạo đà để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Các cấp, các ngành triển khai ngay từ đầu năm các giải pháp giải ngân đầu tư công, tháo gỡ các điểm nghẽn để phát triển kinh tế - xã hội.Tổng Bí thư nhấn mạnh, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 và những nội dung sửa đổi về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng; đưa vào sử dụng có hiệu quả phần mềm theo dõi tiến độ đại hội đảng các cấp qua ứng dụng VneID.Cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, củng cố niềm tin và sự đồng thuận xã hội về các mục tiêu phát triển đất nước; đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch, các thông tin xấu, độc, nhất là trên môi trường mạng.Mưu sinh khi tết cận kề: Nghề 'nhức xương' mong tết
Sáng 4.2, tại Hội nghị công bố các quyết định của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, Tỉnh ủy Quảng Ngãi công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Tại hội nghị, ông Lữ Ngọc Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi, công bố quyết định của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ ngày 4.2.Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho ông Võ Thanh An thôi giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029; phân công và bổ nhiệm ông An giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi kể từ ngày 4.2.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng công bố quyết định phân công và bổ nhiệm bà Hà Thị Anh Thư, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận.Đồng thời, bổ nhiệm ông Võ Văn Đồng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Bùi Đức Thọ, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; bà Võ Thị Tuyết Nhung, Phó trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, giữ chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ngãi.Tất cả các quyết định bổ nhiệm đều có thời hạn 5 năm kể từ ngày 4.2.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ngãi; Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Ngãi và các quyết định về công tác cán bộ khác liên quan. Trong đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi chuyển 27 tổ chức cơ sở đảng và 578 đảng viên thuộc Đảng ủy khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi về trực thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Quảng Ngãi. Tỉnh ủy Quảng Ngãi còn trao các quyết định nghỉ hưu cho 4 lãnh đạo của các cơ quan thuộc Tỉnh ủy Quảng Ngãi quản lý, trong đó có ông Đặng Ngọc Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Ngoài ra, Tỉnh ủy Quảng Ngãi còn công bố các quyết định của Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về việc kết thúc hoạt động của Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng bộ Khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh kể từ ngày 4.2; công bố quyết định kết thúc hoạt động của 8 đảng đoàn gồm: Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh nhiệm kỳ, Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi.Quyết định kết thúc 3 ban cán sự đảng cấp tỉnh gồm: Ban Cán sự đảng UBND tỉnh, Ban Cán sự đảng Viện KSND tỉnh và Ban Cán sự đảng TAND tỉnh. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 4.2.Phát biểu tại hội nghị, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Tổng Bí thư về việc tổng kết Nghị quyết 18 về sắp xếp tổ chức bộ máy. Bà Vân khẳng định việc thành lập các tổ chức, cơ quan nói trên là xu hướng tất yếu cho giai đoạn phát triển mới.
Tối nay Nam bộ mưa giông nhiều nơi, Tây nguyên có mưa to
Chất xơ không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cảm giác thèm ăn mà nó còn làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chợ Bình Tây nơi tập trung những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt lớn nhất ở TP.HCM bà con kinh doanh và chuẩn bị cho tết năm nay thế nào?Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé chợ Bình Tây, thăm lại những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt tết đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM nằm ở một góc chợ. Sạp nào cũng bài trí bắt mắt đủ các loại bánh mứt, đa dạng mẫu mã, giá cả nhưng khách mua thưa thớt.Bà Ứng Thị Liên (71 tuổi) là chủ sạp mứt tết, bánh kẹo có tuổi đời hơn nửa thế kỷ trong chợ này cùng nhân viên sắp xếp lại các quầy bánh sao cho đẹp mắt, thu hút khách mua. Tuy nhiên theo lời bà Liên, thời điểm này buôn bán ế hơn so với mọi năm."Bây giờ chưa tới tết, nhưng mấy năm trước vẫn có khách tới mua lai rai. Năm nay vắng vẻ, bữa được bữa không nên ai cũng rầu. Kinh tế khó khăn nên mọi người thắt chặt chi tiêu", nhìn khu chợ vắng khách, bà chủ thở dài.Thời điểm này, bà Liên đã đặt, nhập hàng chuẩn bị cho đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên vì hồi hộp không biết tình hình buôn bán thế nào, nên kẹo, bánh mứt bà chủ nhập về giảm quá nửa so với những năm trước.Bà cho biết nếu như mọi năm có thể "mạnh dạn" nhập 500 kg hàng, năm nay chỉ có nhập 200 kg. Sau đó xem tình hình thế nào bà chủ tính tiếp về việc nhập hàng. Sạp bánh của bà Liên chủ yếu bán sỉ và lẻ cho người dân TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt ở miền Tây."Giờ người ta đặt hàng qua mạng, rồi mình chuyển về. Nhưng giờ này đơn hàng khách đặt vẫn chưa nhiều. Không biết năm nay thế nào, năm ăn năm thua nên cũng không đoán được. Nhưng mình buôn bán, lúc nào cũng mong mọi việc suôn sẻ, làm ăn thuận lợi", bà Liên bày tỏ.Theo đó, các loại bánh kẹo ở cửa hàng này có giá dao động từ 70.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy loại. Có những loại giá rẻ hoặc đắt hơn tùy nhu cầu. Một số loại kẹo giá 70.000 - 80.000 đồng/bịch, mứt bí, khoai dao động 110.000 đồng/kg… Với kinh nghiệm của mình, bà chủ nói rằng khách chuộng hầu hết các loại bánh mứt, không thiên về một loại nào vì dịp tết họ mua mỗi thứ một ít cho đa dạng, đầy đủ. Kế bên sạp hàng bà Liên, một người bán hàng tại sạp bánh mứt Ba Tốt trong chợ Bình Tây, với thâm niên hơn 30 năm cũng cho biết năm nay buôn bán chậm, lượng hàng nhập về phục vụ cho tết cũng giảm hơn một nửa so với những năm trước đây."Nhìn chợ lúc này thấy ngán quá, không biết những ngày tới thế nào, như ván bài vậy, không biết ăn hay thua. Người ta giờ cũng hạn chế mua sắm, buôn bán không như hồi xưa nữa. Mình bán cái này mấy chục năm, có vắng khách thì cũng trụ lại chứ đâu làm được nghề gì khác. Chỉ mong ít ngày tới sẽ có sự thay đổi, buôn may bán đắt", chị chia sẻ.Tình hình buôn bán cuối năm khó khăn, sạp hàng của chị cũng bán theo dạng gối đầu, mua thiếu rồi trả sau, thanh toán trước hoặc sau Tết Nguyên đán nên chị cũng khá hồi hộp. Người này cho biết dù vắng hay đông khách, lúc nào chị cũng trang trí sạp hàng của mình sao cho bắt mắt nhất, đẹp nhất để tạo nên sức sống cho khu chợ cũng như thu hút khách mua.Ghé chợ Bình Tây mua đồ ăn, chị Thanh Hà (29 tuổi, ngụ Q.8) quyết định dạo quanh một vòng khu vực bán bánh kẹo, mứt tết tham quan. Tuy nhiên, chị chưa có ý định mua sắm vào thời điểm này.Mỗi lần ghé ở những quầy hàng này, chị đều cảm thấy thích thú vì bài trí bắt mắt, hấp dẫn. "Năm nào mình cũng cùng mẹ đi chợ mua bánh mứt. Hồi trước mua ê hề, chứ mấy năm nay, từ hồi dịch bệnh cũng bớt lại, chỉ mua vừa đủ xài thôi. Năm nay chắc gần tết mới mua. Nhà mình mua ở đây xưa giờ như một truyền thống, phần vì đa dạng, giá cả ổn, phần vì có không khí tết ở đây, khi mọi người đến đông đúc, nhộn nhịp. Giờ chưa có gì nên vắng khách, hơn 1 tháng nữa chắc đông. Nhắc tới đây thôi mà cũng thấy nôn tết quá chừng", cô gái chia sẻ.
5 'hiện tượng lạ' trên bầu trời Việt Nam 2023 được người dân quay lại
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.